Khám, Điều trị bệnh da người lớn và trẻ em

Bạn hay người thân của bạn đang có vấn đề về da. Bạn đang lo lắng và muốn tìm một cơ sở có bác sỹ chuyên khoa Da liễu giỏi để được thăm khám và điều trị. Với đội ngũ bác sỹ là giảng viên Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược Thái Bình, phòng khám Da liễu số 274 Phan Bá Vành chắc chắn là một trong những sự lựa chọn sáng suốt và đúng đắn của bạn.

Da có nhiều bệnh lý khác nhau cả về triệu chứng, tác nhân gây bệnh và phương pháp điều trị. Một số bệnh chỉ gây ảnh hưởng tạm thời nhưng một số khác lại có ảnh hưởng lâu dài và nguy hiểm khi bị biến chứng. Dưới đây là các bệnh về da ở người trưởng thành và trẻ em

1. Bệnh ngoài da hay gặp ở người lớn

Bệnh zona (Herpes Zoster)

Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn sớm là các ban đỏ trên da, sau đó tiến triển thành mụn kèm theo đau. Bệnh zona khiến da bị bỏng, ngứa ran hoặc trở nên rất nhạy cảm. Bệnh zona có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Biểu hiện trên da thường kéo dài từ 7-10 ngày, nhưng đau dây thần kinh có thể kéo dài hàng tháng.

Mặc dù tình trạng bệnh sẽ được hồi phục, nhưng nó vẫn gây đau, tê và ngứa kéo dài hàng tháng, hàng năm hoặc thậm chí là cả đời. Để điều trị bệnh zona bác sĩ thường kê đơn kháng virus, giảm đau, vitamin nhóm B, trường hợp bội nhiễm có thể phải dùng thêm kháng sinh.

bệnh zona
Bệnh zona người lớn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Phát ban dị ứng

Các nốt phát ban có thể ngứa, cảm giác châm chích. Các nốt phát ban khác nhau về kích thước và đôi khi kết hợp với nhau tạo thành mảng. Chúng có thể xuất hiện trên bất kỳ phần nào của cơ thể và lan rộng toàn thân sau vài giờ hoặc vài ngày.

Nguyên nhân gây ra bao gồm các tác nhân vật lý như nhiệt độ cao, nhiễm vi khuẩn, virus và dị ứng với thuốc, thực phẩm, các chất phụ gia thực phẩm. Điều trị bằng thuốc kháng histamine và kem bôi da có thể giúp ích.

Sốt phát ban bao giờ lặn
Phát ban da có thể do dị ứng

Bệnh vẩy nến

Các mảng da dày, đỏ được phủ vảy trắng, khô là dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến hoạt động khi có sự kết hơp của 3 yếu tố: yếu tố khởi phát, yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch. Nhưng nguyên nhân chính gây ra bệnh thì vẫn còn chưa rõ.

Các mảng đỏ thường xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới. Bệnh hay tái phát từng đợt, tiến triển mạn tính. Phương pháp điều trị bao gồm kem và thuốc mỡ cho da, liệu pháp ánh sáng và thuốc uống, tiêm (thuốc sinh học). Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn được bệnh vảy nến.

Tổn thương da của bệnh vảy nến

Bệnh chàm/ Viêm da cơ địa

Bệnh chàm và viêm da cơ địa là một trong những bệnh ngoài da phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện bệnh rất đa dạng, tùy vào thể lâm sàng và giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng thường gặp là da bị đỏ, khô và ngứa. Bệnh chàm mang tính cơ địa, các yếu tố gây khởi phát và tăng nặng bệnh gồm: căng thẳng thần kinh, tiếp xúc các chất kích thích (như xà phòng), chất gây dị ứng và môi trường, khí hậu…

Bệnh chàm cũng là bệnh tiến triển mạn tính, do đó kiểm soát bệnh bằng dưỡng ẩm thường xuyên đóng vai trò hết sức quan trọng. Một số loại thuốc điều trị bệnh chàm như corticoid, kem kẽm, thuốc ức chế cancineurin…

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da phổ biến

Mày đay

Trên da của bệnh nhân xuất hiện các đám sẩn phù màu đỏ hoặc nhạt màu hơn so với màu da, kèm theo ngứa dữ dội. Các tổn thương có thể tự mất sau vài giờ và xuất hiện trở lại vào ngày hôm sau. Đây là bệnh lý thuộc cơ địa dị ứng, hay tái phát nếu không tìm được nguyên nhân. Một số nguyên nhân của bệnh mày đay như: đồ ăn, thức uống, len dạ, lông côn trùng, phấn hoa…

Bệnh nấm da

Bệnh nấm da cũng là bệnh thường gặp ở người Việt Nam, nhất là vào thời tiết nóng ẩm của mùa hè. Bệnh do nhiều chủng nấm gây nên, biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy từng đối tượng, lứa tuổi. Bất kỳ vị trí nào cũng có thể nhiễm nấm: da, lông, tóc, móng. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ lan rộng, thậm chí lây cho người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân,

Viêm da tiếp xúc

Tiếp xúc với hóa chất, các loại côn trùng có chất độc như giời leo, kiến ba khoang…, các loại thực vât như cây thường xuân, gỗ sồi hoặc cây sơn gây nên phát ban, bọng nước ở nhiều người. Việc sử dụng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc cũng là lý do dẫn tới viêm da tiếp xúc với mỹ phẩm, nhất là ở nữ

Với trường hợp cấp tính, cần loại bỏ ngay chất tiếp xúc và điều trị bằng các thuốc bôi thoa có corticoid hoặc trường hợp nặng cần dùng kháng histamin, kháng sinh nếu có bội nhiễm.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá bùng phát khi lỗ chân lông bị tắc dầu và tế bào da chết bị viêm. Có 2 loại mụn là mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Lỗ chân lông mở và chuyển sang màu tối được gọi là mụn đầu đen. Lỗ chân lông bị tắc hoàn toàn được gọi là mụn đầu trắng.

Vi khuẩn và các yếu tố kích thích kích hoạt mụn trứng cá hoạt động. Chúng thường xuất hiện trên mặt, ngực và lưng. Bạn cũng có thể bị nổi mụn mủ và u nang. Để giúp kiểm soát mụn trứng cá, hãy giữ cho vùng da dầu sạch sẽ và không nặn mụn (vì nặn mụn có thể gây nhiễm trùng và sẹo).

Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là bệnh lý về da thường gặp hiện nay

Nốt ruồi, sạm nám da và các bệnh lý rối loạn sắc tố da

Nốt ruồi thường có màu nâu hoặc đen. Chúng có thể có ở bất cứ đâu trên cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một mình hoặc theo nhóm và thường xuất hiện trước tuổi 20. Một số nốt ruồi thay đổi chậm theo năm tháng. Chúng có thể đi từ phẳng đến lớn lên, mọc tóc hoặc thay đổi màu sắc.

Kiểm tra nốt ruồi của bạn mỗi năm bởi bác sĩ da liễu. Bạn nên gặp bác sĩ nếu thấy bất kỳ sự thay đổi về đường viền không đều, màu sắc bất thường hoặc không đồng đều, chảy máu hoặc ngứa.

Những đốm nâu hoặc sạm da gây ra bởi sự lão hóa và chúng trở nên phổ biến hơn khi bạn già đi. Chúng xuất hiện do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đó là lý do tại sao chúng có xu hướng xuất hiện trên mặt, tay và cánh tay.

Bạn có thể thử các loại kem tẩy trắng, lột và các phương pháp điều trị bằng ánh sáng để làm mờ chúng. Gặp bác sĩ da liễu để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng như khối u ác tính, một loại ung thư da.

Ánh sáng mặt trời làm cho nám trở nên tồi tệ hơn, vì vậy luôn luôn sử dụng kem chống nắng có SPF trên 30.

Nám, sạm da khi mang thai
Nám da thường đậm lên vào mùa hè

2. Các bệnh da thường gặp ở trẻ em

Chốc lở

Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra khi chúng ta vệ sinh không sạch sẽ hoặc sai cách. Nguyên nhân do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn gây ra, người bệnh xuất hiện mụn nước hình tròn và dẹt ở má sau đó lan ra cằm, trán. Sau một thời gian từ 2 đến 3 giờ các nút mụn này sẽ đục dần và mưng mủ rồi vỡ ra đóng vảy màu vàng. Khi vảy chốc bong ra sẽ để lại thâm và khá lâu mới mờ sẹo. Đặc biệt nếu để dịch bị nhiễm trùng sâu có thể gây sốt, và sẹo khá sâu, lâu lành (chốc loét).

biểu hiện bọng nước của bệnh chốc, bệnh viện da liễu trung ương
Tổn thương gặp trong bệnh chốc

Bệnh có thể chuyển biến nặng nếu không để ý và không kịp thời điều trị cho trẻ, dẫn đến bệnh viêm cầu thận. Tầm 2 tuần từ khi xuất hiện bệnh. Biểu hiện là phù mặt, đi tiểu ít, tăng huyết áp,…

Để tham khảo các thông tin chuyên sâu về bệnh chốc lở, vui lòng xem TẠI ĐÂY.

Cách xử lý tại nhà

  • Vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh bằng nước ấm, hoặc nước muối sinh lý và thấm khô ngay.
  • Dùng khăn và đồ dùng vệ sinh loại 1 lần rồi bỏ, hoặc giặt sạch và luộc chín đồ sau khi vệ sinh vết thương, phơi khô.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, tránh lây lan, nhiễm trùng.
  • Cha mẹ không nên tự ý đắp các loại lá cây, hoặc bôi các thuốc không rõ nguồn gốc.
  • Nếu tổn thương nhẹ có thể bôi tại chỗ các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như: Fucidin, Mupirocin

Khi nào nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ da liễu?

Nếu sau khi thực hiện các biện pháp như trên mà tổn thương không đóng vảy khô. Hoặc tổn thương lan rộng hơn, chảy dịch nhiều hoặc dịch có mủ cha mẹ cần đưa bé tới gặp bác sỹ da liễu ngay để được điều trị kịp thời.

Rôm sảy

Đây là căn bệnh ngoài da phổ biến mà hầu hết các trẻ em đều mắc phải. Vào những ngày trời nắng nóng, oi bức, cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi và vệ sinh không kịp thời sẽ rất dễ làm tuyết mồ hôi bị tắc, bít. Da nổi những đám sần nhỏ màu hồng, hoặc những mụn nước nhỏ li ti. Có khi mọc khắp cơ thể và dày đặc. Đặc biệt xuất hiện những vị trí mồ hôi bị ứ đọng như cổ, mặt, những nơi có nếp gấp, nách,…Bệnh có thể gây ngứa rất dữ dội hoặc không gây ngứa tùy vào thể lâm sàng. Bệnh không quá nghiêm trọng nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ, thái bình ngày 09/07/2021
Tổn thương rôm sảy hay gặp ở trẻ nhỏ

Để tham khảo các thông tin chuyên sâu về bệnh rôm sảy, vui lòng xem TẠI ĐÂY

Cách chăm sóc và điều trị tại nhà:

  • Cho trẻ ở những nơi thoáng mát, gió lưu thông, nhiệt độ phòng không quá cao.
  • Trẻ cần được uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả
  • Không nên mặc đồ quá nhiều, nên mặc quần áo thoáng mát và thấm mồ hôi. Đây là điều rất quan trọng.
  • Tắm trẻ bằng nước ấm, sữa tắm dịu nhẹ không chứa xà phòng và thấm khô. Để da trẻ còn hơi ẩm ướt một chút, thoa bột Talc hoặc kem dưỡng ẩm dịu nhẹ vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.

Khi nào đưa trẻ tới gặp bác sỹ Da liễu

Trong trường hợp nhẹ, sau khi áp dụng các phương pháp trên các tổn thương có thể nhanh chóng biến mất và làn da trẻ sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, một số thể lâm sàng nặng có thể khiến bé bị ngứa dữ dội. Dẫn tới trẻ quấy khóc nhiều, ăn ngủ kém. Hoặc kèm theo các tình trạng bệnh lý da khác. Lúc này cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sỹ da liễu để được kê thêm thuốc uống nhằm giảm triệu chứng và hồi phục da.

Mụn nhọt

Bệnh do vi khuẩn gây ra. Điều kiện thuận lợi bao gồm: thời tiết nóng ẩm, vệ sinh không sạch sẽ, uống ít nước, ăn nhiều đồ ngọt. Tổn thương bao gồm viêm ở nang lông và vùng lân cận. Xuất hiện những vết sưng, đỏ, sau một thời gian sẽ thấy nóng lên, cứng hơn và gây đau nhức cho trẻ. Các nốt mụn sẽ nhanh chóng vỡ ra và khô lại.

bệnh mụn nhọt ở trẻ nhỏ, thái bình ngày 09/07/2021
Mụn nhọt ở trẻ là bệnh không thể coi thường

Điều trị tại nhà cho trẻ bị mụn nhọt

  • Nếu bệnh nhẹ, chỉ có 1 tổn thương ở những vị trí không nguy hiểm thì cha mẹ có thể dùng cồn iod, hay thuốc sát trùng chấm nhẹ vào vùng nổi nhọt.
  • Tránh làm vỡ nhọt vì dễ bị nhiễm trùng gây đau nhức nhiều hơn.
  • Tăng cường ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Hạn chế ăn các loại thực phẩm dầu mỡ, đồ ngọt.
  • Vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chơi đùa ở những nơi có bùn đất, nơi có nhiều bụi bẩn.

Đưa trẻ tới gặp bác sỹ da liễu nếu:

  • Tổn thương sưng đau nhiều, hoặc trẻ có sốt, nổi hạch
  • Vị trí tổn thương ở những nơi nguy hiểm như: quanh miệng, sau gáy, quanh hậu môn…
  • Số lượng tổn thương nhiều, hoặc tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Viêm da tã lót (hăm tã)

Tình trạng này còn được gọi là hăm tã. Thường xảy ra với các trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi, đặc biệt với trẻ bị béo phì và trẻ em gái. Triệu chứng của bệnh: xuất hiện ban đỏ các vùng quấn tã như bụng dưới, đùi, mông. Vùng da này có thể bị trợt, tiết dịch sau đó đóng vảy. Nếu điều trị không kịp thời bệnh sẽ lan sang các vùng lân cận. Nặng hơn sẽ khiến vùng da quấn tã bị bội nhiễm, bộ phận sinh dục bị tổn thương.

bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ, thái bình ngày 09/07/2021
Viêm da tã lót rất hay gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra viêm da tã lót là gì?

Có một vài nguyên nhân khác nhau gây ra chứng hăm tã, bao gồm:

  • Sự kích ứng da do tiếp xúc với nước tiểu và phân là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng hăm tã.
  • Nấm Candida albicans
  • Nhiễm khuẩn có thể gây ra chứng hăm tã và có thể cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Sự dị ứng hoặc nhạy cảm đối với các loại kem bôi da, thuốc mỡ, khan ướt, xà phòng, hoặc tã lót cũng có thể gây ra chứng hăm tã.

Biểu hiện của viêm da tã lót

  • Viêm da do chà xát: Biểu hiện đỏ da nhẹ ở những vùng bị chà xát bở tã lót, gồm mặt trong đùi, mông, bụng, da vùng sinh dục.
  • Viêm da do kích ứng: đỏ da thường ở vùng nếp lằn mông, mông, quanh hậu môn.
  • Viêm da do nấm candida: biểu hiện dát, đám đỏ da với các tổn thương vệ tinh nhỏ như đầu đinh ghim.
  • Kèm theo đó, trẻ có thể có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, khó ngủ, chậm tăng cân nếu bệnh kéo dài.

Xử lý bệnh viêm da tã lót tại nhà

  • Để chống hăm cho bé, ngoài việc chọn tã loại tốt, cha mẹ còn phải sử dụng đúng cách. Mùa hè nên hạn chế dùng bỉm tã.
  • Cho da vùng tã lót tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt. Thay tã lót thường xuyên mỗi 1-3 giờ, hoặc thay ngay sau khi đại tiện và ít nhất 1 lần mỗi đêm. Khi thay tã cần nhẹ nhàng làm khô vùng da dùng tã. Để cho vùng da này được thông thoáng trong một thời gian ngắn trước khi mặc tã lại giúp cho mông của trẻ khô hoàn toàn.
  • Hạn chế sử dụng khăn ướt hoặc hoàn toàn không sử dụng, vì khăn ướt có thể gây kích ứng do sự ma sát trên da. Nên sử dụng loại khăn hoặc giấy không có mùi hương. Cha mẹ có thể vệ sinh cho con bằng nước ấm trong bồn tắm/bồn rửa hoặc dùng bông tẩm dầu khoáng để làm sạch phân ở mông của trẻ. Tránh kỳ cọ mạnh. Sau đó thấm nước, để một lát cho khô rồi mới đóng bỉm mới.
  • Không nên sử dụng bột chống hăm vì nó kết hợp với mồ hôi và nước tiểu có thể tạo thành hỗn hợp gây kích ứng da hoặc làm vi khuẩn và nấm phát triển. Ngoài ra, trẻ có thể mắc các vấn đề về hô hấp nếu hít phải các hạt này.

Nếu các phương pháp trên không làm tình trạng bé tốt lên, cha mẹ cần cho con đến gặp bác sỹ da liễu.

Hoạt động chuyên môn Phòng khám Da liễu 274 Phan Bá Vành

Danh mục tư vấn, khám và điều trị bệnh Da liễu:

  • Các bệnh lý viêm da: chàm cơ địa, chàm tiết bã, chàm tiếp xúc…
  • Các bệnh lý da nhiễm trùng – nhiễm nấm – ký sinh trùng
  • Các bệnh lý lây truyền tình dục: lậu, sùi mào gà,
  • Các bệnh lý miễn dịch: mày đay, lupus ban đỏ da, xơ cứng bì, pemphigus…
  • Các bệnh lý dị ứng thuốc…
  • Các bệnh lý thẩm mỹ: mụn trứng cá, sẹo rỗ, sẹo xấu, bớt sùi, nám, lão hóa da, đốm nâu, đồi mồi, tàn nhang…
  • Các bệnh lý u lành da, u bã và ung thư da, mụn cóc, u treo, u mỡ vàng, u tuyến mồ hôi…

Danh mục thủ thuật:

  • Điều trị hạt cơm, mắt cá và chai chân bằng nitơ lỏng, đốt điện
  • Điều trị sùi mào gà bằng nitơ lỏng, đốt điện, TCA
  • Ứng dụng ánh sáng sinh học trong điều trị mụn trứng cá
  • Xóa nốt ruồi bằng tiểu phẫu thẩm mỹ hoặc đốt điện
  • Điều trị sẹo lồi-sẹo xấu bằng TCA và Triamcinolon
  • Phẩu thuật điều trị móng chọc thịt
  • Điều trị rụng tóc bằng tiêm dưới da Triamcinolon
  • Điều trị u mềm lây bằng nạo thương tổn
  • Điều trị một số u lành da khác bằng đốt điện, nitơ lỏng hoặc cắt khâu: u mềm treo, dày sừng tiết bã, u tuyến mồ hôi, bớt sùi, sẩn cục, u vàng mi, u bã…
  • Sinh thiết da, móng tầm soát sớm ung thư da, chẩn đoán chính xác bệnh da khô

Cơ sở khám bệnh ngoài da và hoa liễu uy tín tại Thái Bình

Bạn đang băn khoăn về các triệu chứng sức khỏe của làn da mà chưa biết hỏi ai? 

Bạn cần lời khuyên từ chuyên gia y tế để bảo vệ làn da tốt nhất? 

Bạn lo lắng về những vấn đề hoa liễu khó nói?

Chỉ với một chiếc điện thoại, bạn có thể kết nối ngay với bác sĩ của Phòng khám Da liễu số 274 Phan Bá Vành – TP Thái Bình để nhận lời khuyên hữu ích mọi lúc mọi nơi.

  • Đội ngũ bác sỹ chuyên khoa Da liễu Đại học Y
  • 99 % KH hài lòng về chất lượng tư vấn tận tâm, thấu cảm
  • Kết nối nhanh gọn, đặt lịch 24/07

Phí dịch vụ: 100.000đ/lượt tư vấn online. 50.000đ/ lượt khám trực tiếp tại PK, miễn phí tái khám.

Đặt lịch tư vấn tại: https://www.facebook.com/phongkhamdalieu274phanbavanhthaibinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *