Da là một cơ quan lớn bao bọc toàn bộ mặt ngoài của cơ thể. Cơ quan này cũng rất nhạy cảm, bất kỳ một vết bỏng, tiểu phẫu, phẫu thuật nào cũng có thể để lại vết sẹo và chúng sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Với sự phát triển của y học hiện đại và ngành thẩm mỹ hiện nay thì có nhiều phương pháp điều trị giúp làm giảm kích thước hoặc thay đổi diện mạo của một số loại sẹo.
1. Sự hình thành của sẹo
Sẹo là một phần tự nhiên của quá trình chữa lành vết thương sau sự cố, chấn thương. Sự xuất hiện và điều trị sẹo cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Độ sâu của sẹo
- Kích thước vết thương
- Vị trí
- Tuổi
- Gen
- Giới tính
….
2. Phân loại sẹo thường gặp
Một vào vết sẹo trên cơ thể có thể gây mất thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và chẩn đoán. Việc này sẽ giúp bác sĩ da liễu chẩn đoán loại sẹo bạn đang gặp phải và đưa ra phương pháp điều trị sẹo hiệu quả nhất. Sau đây là các loại sẹo thường gặp.
2.1. Sẹo lồi
Sẹo lồi hình thành là dấu hiệu của vết thương đang lành. Loại sẹo này thường gặp nhất ở những người có làn da sẫm màu. Ngoài ra, nếu bạn có sẹo lồi lớn ở vị trí lưng và vai nhưng không nhớ mình đã bị thương trên da thì cần thận trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư da. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để xác định đây chỉ là một vết sẹo lồi thường hay ung thư da. Đôi khi, bệnh ung thư da phát triển thành sẹo.

Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư da bằng cách luôn thoa kem chống nắng khi quần áo không che được vết sẹo. Để cung cấp cho bạn sự bảo vệ cần thiết, hãy luôn sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn. Bạn cũng nên tránh tắm nắng để giảm nguy cơ phát triển ung thư da.
2.2. Sẹo co rút
Đây là dấu hiệu của của vết thương nghiêm trọng do bị bỏng gây ra. Những vết sẹo này làm căng da, có thể làm giảm khả năng di chuyển của bạn. Sẹo co rút cũng có thể đi sâu vào trong gây ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh.
2.3. Sẹo phì đại
Đây là những vết sẹo lồi, có màu đỏ tương tự như sẹo lồi. Nhưng sẹo phì đại không vượt ra ngoài ranh giới của tổn thương.
2.4. Sẹo mụn
Tình trạng mụn trứng cá nặng, bị viêm nhiễm có thể nên những vết sẹo. Có nhiều loại sẹo mụn, từ sẹo rỗ sâu đến sẹo có góc cạnh. Các lựa chọn điều trị sẹo mụn trứng cá tùy thuộc vào loại sẹo mụn của bạn.
Tóm lại, sẹo rất phức tạp, để được điều trị một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần thông báo đến bác sĩ tình hình sức khỏe của bạn và loại sẹo mà bạn có.

3. Điều trị sẹo
Các loại sẹo khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuổi tác và thời gian bạn bị sẹo cũng có thể ảnh hưởng đến các loại điều trị phù hợp nhất với bạn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị sẹo hiệu quả:
3.1. Điều trị sẹo lồi
Tiêm corticosteroid
Tiêm corticosteroid cũng được sử dụng rộng rãi để điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại. Theo đó, bác sĩ da liễu sẽ tiêm corticosteroid trực tiếp vào vết sẹo để:
- Giảm kích thước của sẹo lồi hoặc sẹo phì đại
- Giảm các triệu chứng ngứa và đau
Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêm corticosteroid có thể làm giảm kích thước của sẹo từ 50% trở lên. Để có được kết quả, hầu hết mọi người cần nhiều hơn một lần điều trị, trung bình 4-6 lần. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi áp dụng tiêm corticosteroid như: sẹo có thể quay trở lại, da mỏng hơn và xuất hiện các đốm đen tại vị trí tiêm.

Áp dụng tấm gel silicon để làm phẳng vết sẹo
Các nghiên cứu cho thấy rằng các tấm gel silicone đạt hiệu quả điều trị sẹo tốt hơn so với thuốc mỡ silicone. Các tấm gel này có độ mỏng và tự dính. Bạn nên sử dụng chúng sau khi vết thương đã liền miệng. Để có được kết quả, bạn phải đắp một tấm gel mỗi ngày, thường xuyên trong nhiều tháng. Việc sử dụng tấm gel silicone ở cùng một chỗ mỗi ngày có thể gây ra tác dụng phụ như: phát ban, ngứa,…
Phương pháp áp lạnh (liệu pháp đông lạnh sử dụng nitơ lỏng)
Phương pháp điều trị này sẽ đóng băng vết sẹo, từ từ phá hủy mô sẹo. Các bác sĩ da liễu đã sử dụng phương pháp điều trị này trong nhiều năm nhằm giảm kích thước sẹo lồi và cải thiện tình trạng đau, ngứa, cứng và đổi màu da.
Sau một lần điều trị, phương pháp áp lạnh có thể làm giảm kích thước vết sẹo từ 50% trở lên. Để giảm kích thước của sẹo hơn nữa, người bệnh cũng có thể được tiêm thuốc corticosteroid hoặc 5-FU.
Phẫu thuật sẹo
Trong quá trình điều trị này, bác sĩ phẫu thuật da liễu sẽ cắt sẹo. Phẫu thuật sẹo giúp làm giảm kích thước sẹo lồi, tăng khả năng cử động của bạn nếu vết sẹo gây hạn chế cử động
Mặc dù phẫu thuật khá hiệu quả nhưng nó thường chỉ là một lựa chọn khi các phương pháp điều trị trên không thành công. Vết sẹo có thể quay trở lại sau một thời gian phẫu thuật. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bác sĩ phẫu thuật thường để lại đường viền của sẹo lồi.
Liệu pháp laser
Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp laser hoặc laser nhuộm xung có thể mang lại hiệu quả cho bệnh nhân điều trị sẹo. Để mang lại cho bệnh nhân kết quả tốt nhất từ điều trị bằng laser, bác sĩ da liễu cũng có thể kết hợp tiêm thuốc corticosteroid hoặc 5-FU vào vết sẹo.
3.2. Điều trị sẹo lõm
Tùy vào nguyên nhân gây ra sẹo, kích thước, hình dạng sẹo mà có thể áp dụng các phương pháp khác nhau. Với trường hợp có nhiều loại sẹo cùng một lúc, thì việc phối hợp các phương pháp sẽ cho hiệu quả điều trị sẹo tốt hơn.
Chấm TCA (TCA-Cross)
Phương pháp này áp dụng với dạng sẹo đáy nhọn, hay gặp nhất là sẹo sau điều trị mụn trứng cá.
TCA bản chất là acid trichloacetic, có tác dụng đông vón protein, phá hủy đáy sẹo. Nó cũng thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương, kích thích tăng sinh collagen trong mô đệm dưới sẹo. Đây vẫn là phương pháp hiệu quả nhất với dạng sẹo này.
Tách đáy sẹo
Sẹo lõm được nâng lên nhờ tách đáy sẹo và nhờ các mô liên kết hình thành trong quá trình lành thương. Tách đáy sẹo chủ yếu hữu ích trong điều trị sẹo lõm đáy thuyền. Phương pháp này được thực hiện dưới sự gây tê tại chỗ.
Kim 18-20G hoặc kim Nokor (1,5 inch, 18G) được đưa vào da với đường vát lên trên song song với bề mặt da, vào đến lớp bì sâu và di chuyển qua lại giống như cánh quạt ở bên dưới sẹo để giải phóng các dải xơ dưới da. Kim được rút ra và xoay vòng theo chu vi xung quanh điểm kim ra để tránh xuất huyết và ngăn ngừa hình thành khối máu tụ lớn. Sau tách đáy sẹo có thể hình thành cục máu nhỏ. Tách đáy sẹo có thể được thực hiện đơn trị liệu hoặc kết hợp với phương pháp điều trị sẹo lõm khác như băng ép, cắt sẹo, lăn kim , laser vi điểm… để tăng hiệu quả điều trị.
Laser CO2 Fractional
Công nghệ Laser Fractional CO2 là sử dụng những tia Laser CO2 có bước sóng 10.600 nm có khả năng tác động sâu vào lớp hạ bì mà không gây xâm lấn vùng da lành xung quanh, tạo những đường dẫn để đưa yếu tố tăng trưởng vào sâu bên trong da để kích thích tăng sinh collagen làm đầy sẹo. Đồng thời tác dụng nhiệt của Laser Fractional CO2 cũng kích thích tái tạo lớp collagen nằm sâu bên dưới da, làm đầy sẹo rỗ vượt trội. Đây là công nghệ đang rất phổ biến tại các quốc gia thẩm mỹ tiên tiến và được nhiều chuyên gia da liễu đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả điều trị sẹo rỗ hàng đầu hiện nay.

5 ưu điểm vượt trội của công nghệ Laser Fractional CO2
- An toàn: Laser Fractional CO2 không gây đau rát, thương tổn, chảy máu như phương pháp lăn kim.
- Thời gian nghỉ dưỡng ngắn hơn so với các phương pháp khác.
- Hiệu quả điều trị nhanh chóng, một số cơ địa đáp ứng tốt với phương pháp này có thể thấy rõ hiệu quả sau lần điều trị đầu tiên.
- Liệu trình điều trị ngắn hơn so với các phương pháp khác.
- Bên cạnh công dụng làm đầy sẹo rỗ, công nghệ còn giúp se khít lỗ chân lông, trẻ hóa và làm mịn màng làn da và chống lão hóa cho da.
Phẫu thuật tái tạo sẹo
Với những sẹo lõm xấu, có thể cần tái tạo sẹo để trông vết sẹo mềm mại hơn, đẹp hơn và đỡ lõm sâu bằng cách phẫu thuật. Phương pháp này đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Sẹo gây mất tính thẩm mỹ, làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp cũng như nhiều hoạt động thường ngay. Để điều trị sẹo thì bạn cần được thăm khám chuyên sâu, xác định loại sẹo và cân nhắc các phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn tối đa.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.