Thuốc bôi thường dùng trong Da liễu

Phân loại và ứng dụng lâm sàng của các loại thuốc bôi

Đại cương về tá dược

Là phần không mang tính hoạt tính của thuốc, nó có tác dụng đưa thuốc tiếp xúc, lưu giữ trên da. Từ nửa đầu những năm 1970, các công ty dược đã thực hiện thử nghiệm có giới hạn tác động của tá dược lên hiệu lực của một loại thuốc nhất định. Việc thiếu phân tích khoa học về tá dược dẫn đến sự tiếp thị các loại thuốc bôi ngoài da đó. Trong khi nồng độ khác nhau với cùng một thành phần hoạt chất giống nhau. Tuy nhiên lại có sinh khả dụng và hiệu lực giống nhau. Ví dụ, các chế phẩm cũ của triamcinolone acetonide trước đây cho thấy không có sự khác biệt thực sự về hiệu lực giữa nồng độ 0,025%, 0,1%, và 0,5%. Ngược lại, sự phát triển thuốc hiện đại lại nỗ lực để tối đa hóa tính sinh khả dụng bằng cách tối ưu hóa công thức tá dược. Ngoài ra, trong quá trình phát triển thuốc hiện nay, nghiên cứu về liều đáp ứng xác định nồng độ hiệu quả tối đa trong tá dược cho sẵn. Trước đó việc tăng nồng độ không mang lại lợi ích trị liệu.

Tá dược của thuốc bôi ngoài da thường có những tác dụng tốt không đặc trưng theo từng tính chất: làm dịu, bảo vệ, làm mềm, chất kết dính hoặc se khít. Thuốc điều trị tại chỗ hợp lý được sản xuất với tỉ lệ thích hợp tá dược có chứa lượng hoạt chất có nồng độ hiệu quả sử dụng. Tá dược tối ưu khi nó ổn định cả về mặt hóa học và vật lý và không cản  trở việc giải phóng thuốc. Tá dược dùng ngoài không kích ứng, không gây dị ứng, chấp  nhận được về mặt thẩm mỹ và dễ sử dụng. Thêm  vào đó, tá dược này phải giải phóng được thuốc vào các điểm hấp thu trên da. Cuối cùng, tá dược dùng ngoài đó phải được bệnh nhân chấp nhận sử dụng. Nếu không, việc sử dụng sẽ cho hiệu quả kém. Ví dụ, mặc dù dạng thuốc mỡ thường là loại thuốc xét về mặt dược lý hiệu quả hơn dạng  kem. Nhưng bệnh nhân thường thích dùng dạng kem hơn dạng thuốc mỡ. Và do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi đơn thuốc được kê dạng kem nhiều hơn.

Thành phần tá dược thường được sử dụng trong kê toa thuốc bôi ngoài da

Tác nhân pha trộn

Cholesterol

Disodium mono-oleamidosulfosuccinate Sáp trộn

Polyoxyl 40 stearate

Polysorbates

Sodium laureth sulfate

Sodium lauryl sulfate

Tác nhân nhũ hóa phụ trợ/chất ổn định nhũ tương

Carbomer

Catearyl alcohol

Cetyl alcohol

Glyceryl monostearate

Dẫn xuất Lanolin và lanolin

Polyethylene glycol

stearyl alcohol

Chất ổn định

Benzyl alcohol

Butylated hydroxyanisole

Butylated hydroxytoluene

Chlorocresol

Citric acid

Edetate disodium

Glycerin

Parabens

Propyl gallate

Propylene glycol

Sodium bisulfite

Sorbic acid/potassium sorbate

Dung môi

Alcohol

Diisopropyl adipate

Glycerin

1,2,6-Hexanetriol

Isopropyl myristate

Propylene carbonate

Propylene glycol

Nước

Chất làm đặc

Beeswax

Carbomer

Petrolatum

Polyethylene

Xanthan gum

Chất làm mềm

Caprylic/capric triglycerides

Cetyl alcohol

Glycerin Isopropyl myristate

Isopropyl palmitate

Dần xuất lanolin và lanolin

Dầu khoáng

Petrolatum

Squalene

Stearic acid

Stearyl alcohol

Chất giữ ẩm

Glycerin

Propylene glycol

Sorbitol solution

Chất tăng thấm

Chất hỗ trợ hóa học

Chất tăng thấm là một hợp chất mà có thể thúc đẩy việc chuyển thuốc qua lớp hàng rào của da. Độ ẩm của da và sự tương tác với nhóm đầu cực của chất béo là những cơ chế cho sự tăng thấm. Nước, cồn (chủ yếu là ethanol), sulphoxides (dimethylsulphoxide/DMSO), decylmethylsulphoxide/DCMS, azones (laurocapram) và urê là những hợp chất thường được sử dụng nhất. Urê hoạt động như một chất tăng thấm dựa theo các đặc tính tiêu sừng của nó. Và bằng cách tăng lượng nước có chứa trong lớp sừng. Các chất khác cũng có thể hoạt động như chất hỗ trợ bao gồm propylene glycol, chất có hoạt tính bề mặt, acid béo và este.

Các hệ thống tiểu nang nước được sử dụng rộng rãi ở các lĩnh vực mỹ phẩm và da liễu. Mục đích nhằm tăng cường việc chuyển thuốc vào da thông qua tế bào vận chuyển và nang lông. Ví dụ cho các hệ thống nang nước bao gồm liposome (các nang phospholipid), niosome (các nang có hoạt tính bề mặt không chứa ion), proliposome và proniosome lần lượt được chuyển hóa thành các liposome và niosome khi hydrat hóa.

Chất hỗ trợ vật lý

Các phương pháp vật lý chẳng hạn như sử dụng một dòng điện nhỏ (liệu pháp ion hóa), năng lượng siêu âm (điện ly bằng âm thanh hoặc điện ly bằng âm) và việc sử dụng công nghệ kim siêu nhỏ (microneedles) sẽ tăng cường thấm cho thuốc da. Phương pháp mài da vi điểm (microdermoabrasion) là phương pháp sử dụng các tinh thể (thường là oxýt nhôm) trên da. Chúng thu gom các tinh thể và các mảnh vỡ da khi hút chân không. Công nghệ này tăng cường thẩm thấu thuốc và tạo điều kiện cho sự hấp thu thuốc qua việc thay đổi cấu trúc của lớp sừng.

Các chất ổn định

Các chất ổn định là các thành phần không trị liệu bao gồm chất bảo quản, chất chống oxy hóa và tác nhân tạo phức. Chất bảo quản bảo vệ sản phẩm khỏi sự phát triển của vi khuẩn. Chất bảo quản lý tưởng là chất ở nồng độ thấp vẫn có tác dụng với phổ rộng của vi sinh vật. Không nhạy cảm, không màu, không mùi, ổn định và giá rẻ. Tuy nhiên, trên thực tế không thể có được chất bảo quản trong điều kiện lý tưởng vậy. Chất paraben rất thường hay được cho thêm vào chất bảo quản vì có tính năng chống mốc, nấm, nấm men. Nhưng lại ít hiệu quả trong việc chống vi khuẩn (chất này mới bị cấm trong sử dụng thuốc). Các tác nhân có thể thay thế bao gồm phenol halogen, acid benzoic, natri benzoat, formon, chất giải phóng formon và trước đó người ta thường dùng thimerosal (một chất bảo quản có chứa thủy ngân). Các chất bảo quản thường được sử dụng nhiều nhất có thể hoạt động như các chất tăng tác dụng khi dùng trên da.

Chất chống oxy hóa hoặc chất bảo quản ngăn ngừa thuốc hay tá dược khỏi sự phân hủy do quá trình oxy hóa. Ví dụ như BHA và BHT (butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene) được sử dụng trong dầu và chất béo. Acid ascorbic, sunphit và lưu huỳnh có chứa acid amin được dùng trong giai đoạn hoà tan trong nước. Các tác nhân tạo phức như natri EDTA và acid citric phối hợp cùng các chất chống oxy hóa bằng cách tạo phức kim loại nặng trong giai đoạn ngậm nước.

Chất tạo độ đặc

Chất tạo độ đặc làm tăng tính sệt của sản phẩm hoặc làm ngưng đọng các thành phần trong hợp chất. Ví dụ như sáp ong và carbomer. Để có chức năng như một loại thuốc mỡ, ta có thể cho thêm mỡ khoáng vào trong nhũ tương để làm tăng độ sệt.

Các dạng thuốc bôi

Lựa chọn dạng thuốc bôi rất quan trọng

Bột

Có tác dụng giảm ma sát, hút nước làm khô da, làm mát da, chống xung huyết, giảm viêm, làm giảm cảm giác chủ quan (ngứa, nóng…). Do chúng ít bám trên da, công dụng chính của chúng chỉ thường giới hạn ở mục đích thẩm mỹ và vệ sinh.

Thường dùng thuốc bột rắc lên trên tổn thương đang viêm nhiều, cấp tính hoặc đang chảy nước. Thuốc bột còn dùng để rắc vào vết loét lâu lành. Ví dụ: bột talc menthol 1% chống ngứa (menthol 1 gam, bột talc, oxyt kẽm là vừa đủ 100 gam).

Nói chung, bột được dùng ở các vùng nếp kẽ và trên bàn chân. Các tác dụng phụ của bột bao gồm vón cục (đặc biệt nếu dùng trên da đổ mồ hôi), đóng vảy, kích ứng và tạo thành u hạt. Hơn nữa, bột có thể bị người sử dụng hít vào.

Hầu hết các loại bột chứa oxýt kẽm do tính sát trùng và bao phủ của nó. Talc (chủ yếu gồm magnesium silicate) có đặc tính giảm ma sát, bôi trơn và làm khô, và stearate để tăng cường sự bám dính trên da. Calamine là một loại bột có màu da phổ biến chứa 98% oxýt kẽm và 1% oxýt sắt. Nó hoạt động như một chất làm dịu da (làm se da) để giảm ngứa. Các thuốc khác cũng có công thức dạng như bột. Bao gồm một số thuốc chống nấm không kê đơn.

Tá dược thường dùng là hai loại bột: bột thảo mộc và bột khoáng chất:

Bột thảo mộc

+ Thường dùng là bột gạo, bột mỳ, bột vỏ canh ki na, bột than.

+ Bột gạo mịn hơn bột mỳ, có tác dụng hút nước rất mạnh.

+ Bột cây canh ki na có tác dụng se da, sát trùng, hút nước mạnh.

+ Bột than có khả năng hút nước, chống phân huỷ khá tốt.

Bột khoáng chất

+ Thường hay được dùng hơn.

+ Bột tan (talc) tức magic silicat tự nhiên, hay dùng lẫn với kẽm oxýt, tác dụng hút nước và cách nhiệt.

+ Bột kaolin, tức alumin silicat tự nhiên có tính hút nước.

+ Bột magiê cacbonat có tính hút nước rất mạnh.

Các hoạt chất đặc hoặc lỏng được trộn lẫn dễ dàng với các bột nói trên, tạo thành một thuốc bột đồng đều, mịn màng.

Thuốc đắp

Thuốc đắp, cũng được gọi là thuốc cao, là một khối rắn ướt của các hạt, đôi khi được hun nóng, đắp lên vùng da bệnh. Trong lịch sử, thuốc đắp gồm bột, các loại thảo mộc, thực vật và các hạt. Thuốc đắp hiện đại thường gồm các hạt xốp dextranomer (làchất dạng đường). Thuốc đắp được dùng để làm sạch tổn thương và là tác nhân thấm hút trong các tổn thương nặng như loét do nằm liệt và loét chân.

Thuốc mỡ

Thuốc mỡ  là dạng thuốc bôi ngoài da quan trọng và phổ biến nhất. Tá dược thường là các chất béo (vaseline, lanoline…) và có tỉ lệ bột dược chất <30%.

Thuốc mỡ là dạng thuốc mà có thể dàn trải trên bề mặt da. Chúng chứa các tá dược dựa trên tá dược nền. Chúng có thể bết dính, hydrat hóa và bôi trơn. Hiệu lực của thuốc thường được gia tăng nhờ tá dược mỡ, do khả năng tăng cường, tính thẩm thấu. Thuốc mỡ dùng trong da liễu có thể được phân thành 5 loại. (1) nền tảng là hydrocarbon, (2) nền tảng là chất hấp thu, (3) dạng nhũ tương của nước trong dầu, (4) dạng nhũ tương của dầu trong nước, (5) dung môi tan trong nước. Các bác sỹ da liễu thường cho rằng các chất nền hydrocarbon và chất nền hấp thu như dạng mỡ và nhũ tương nước trong dầu/ dầu trong nước như dạng kem. Về dược phẩm, tất cả các loại điều chế này đều là thuốc mỡ và được đặc biệt chỉ định cho vùng da nhẵn không có lông (lòng bàn tay và bàn chân) và các khu vực bị lichen hóa.

Thuốc mỡ làm tăng khả năng hấp thu của da, ngấm sâu hơn các dạng thuốc khá nhiều. Nó làm mềm da, nhưng làm trở  ngại sự bài tiết của da. Do đó gây bít da, hạn chế bốc hơi nước, mồ hôi, gây xung huyết.

Không dùng dạng thuốc mỡ trên các tổn thương đang ở giai đoạn cấp tính hoặc chảy nước. Thường dùng dạng thuốc mỡ cho tổn thương giai đoạn mạn tính.

Các tá dược thường dùng trong thuốc mỡ
Chất nền hydrocarbon (nhóm thân dầu)

Còn được gọi là chất nền có dầu. Nhóm thân dầu thường được gọi là chất làm mềm da do chúng ngăn cản sự bốc hơi nước từ da. Và được cấu thành từ một hỗn hợp các hydrocacbon có trọng lượng phân tử khác nhau, với mỡ khoáng (vaselin vàng) được sử dụng rộng rãi nhất (mỡ khoáng trắng, ngoại trừ việc bị tẩy trắng, giống hệt mỡ khoang vàng). Chúng là dầu mỡ và có thể làm bẩn quần áo.

Thuốc mỡ silicon bao gồm xen kẽ nguyên tố oxy và nguyên tử silic liên kết với các nhóm hữu cơ. Chẳng hạn như phenyl hope methyl, và là chất bảo vệ da tuyệt vời. Chúng có thể được sử dụng cho viêm da do tã lót, tiểu tiện không tự chủ, loét do nằm liệt giường và tại vị trí hận môn nhân tạo. Nhóm thân dầu nhìn chung là ổn định và không chứa chất bảo quản. Chúng không thể hấp thụ dung dịch nước, và do vậy không được sử dụng cho các thuốc tan trong nước.

Vaselin: là chất thông dụng nhất, chiết xuất từ cặn cất dầu hỏa, màu trắng, trong suốt, mềm, chảy ở 35 độ C, không có mùi vị, trung tính, không bị acid và kiềm phá hủy, không bị ảnh hưởng của không khí, độ ẩm, không tan trong nước. Vaselin không hút nước, vì vậy  khi pha chế loại thuốc mỡ có hoạt chất hòa tan trong nước, phải trộn lẫn vaselin với lanoline.

Mỡ lợn (axonge): dễ dàn mỏng, dễ ngấm, ít gây kích thích da, để lâu trở thành mùi cá tanh khó chịu, bảo quản bằng cách cho thêm acid benzoic.

Chất nền hấp thụ (nhóm thân nước)

Nhóm thân nước bao gồm các chất ưa nước, cho phép sự hấp thụ của thuốc tan trong nước. Các hợp chất ưa nước (phân cực) có thể bao gồm: lanolin (mỡ lông cừu) và các dẫn xuất; cholesterol và dẫn xuất; và phần este của cồn polyhydric như sorbitan monostearate. Các loại thuốc mỡ này có tính bôi trơn và hút nước. Chúng có thể hình thành nhũ tương. Chúng hoạt động tốt như chất làm mềm và chất bảo vệ. Chúng có tính dầu mỡ khi bôi. Nhưng dễ làm sạch hơn nhóm chất nền hydrocarbon. Chúng không chứa nước. Ví dụ như lanolin khan và mỡ khoáng ưa nước.

Mỡ lông cừu (lanoline): màu trắng ngà vàng, có mùi đặc biệt, chảy ở 40°C. Có ái tính với nước, hấp thụ một khối lượng nước lớn. Rất dễ ngấm qua da, thường trộn với vaselin để thuốc mềm và dễ dàn lên da hơn.

Nhũ tương nước – trong – dầu (kem)

Nhũ tương là hệ hai pha bao gồm một hay nhiều chất lỏng không thể trộn lẫn phân tán vào chất kia, với sự hỗ trợ của một hay nhiều tác nhân nhũ hóa. Theo định nghĩa thì, một chất nhũ tương nước-trong-dầu không chứa quá 25% là nước. Với dầu, làm môi trường khuếch tán. Trừ khi rung hay lắc, thì hai chất này luôn riêng biệt. Chất nhũ hóa (hay chất có hoạt tính bề mặt) hòa tan được trong cả hai pha. Nó bao bọc quanh các tinh thể nước và dầu nhằm ngăn chặn sự hợp nhất của chúng.

Ví dụ về sử dụng chất này bao gồm natri lauryl sulphat, các hợp chất amoni bậc bốn, các span (sorbitan fatty acid esters- Sorbitan acid béo este) và Tweens (Polyoxyethylene sorbitan fatty acid esters). Chất bảo quản thường được thêm vào nhằm tăng thời hạn sử dụng của nhũ tương. Nhũ tương nước-trong-dầu giảm sự dính mỡ. Đồng thời dễ dàng trải trên bề mặt da và cung cấp một màng dầu bảo vệ như một thuốc làm mềm. Trong khi sự bốc hơi từ từ ở pha nước tạo nên cảm giác mát dịu.

Nhũ tương dầu – trong – nước

Một chất nhũ tương dầu-trong-nước chứa khoảng từ 31% là nước trở lên và thực tế trong công thức có thể lên tới 80%. Kiểu công thức này là một trong những công thức phổ biến nhất được sử dụng để chế một loại thuốc ngoài da. Về phương diện lâm sàng thì nhũ tương dầu-trong-nước bôi ra rất dễ dàng. Nó có thể rửa bằng nước và giảm tính dầu mỡ, dễ tẩy khỏi da cũng như trên quần áo. Chúng luôn chứa chất bảo quản, chẳng hạn như paraben để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.

Ngoài ra nhũ tương dầu-trong- nước còn chứa một chất giữ độ ẩm (một tác nhân kéo độ ẩm vào da). Ví dụ như glycerin, propylene glycol, hoặc polyethylene glycol (PEG) để ngăn cho kem không bị khô. Giai đoạn dầu có thể chứa hoặc cồn cetyl hoặc stearyl (các loại cồn paraffin) để tạo độ bền và cảm giác mượt mà khi bôi lên da. Sau khi bôi, ở giai đoạn nước bay hơi, để một lớp dưỡng ẩm nhỏ của dầu và một lượng thuốc lắng đọng ở lại.

Tá dược tan trong nước (Gel)

Tá dược tan trong nước bao gồm chủ yếu hoặc toàn bộ các polyethylene glycol (PEG). Tùy thuộc vào khối lượng phân tử, PEG có thể là lỏng (PEG 400) hoặc rắn (PEG 4000). Những hợp chất này hòa tan trong nước, sẽ không bị phân hủy và không kích thích nấm mốc phát triển. Do vậy, không cần phải sử dụng thêm chất bảo quản.

Chúng lưu lại trên da ít hơn nhũ tương nước trong dầu, không nhuộm màu, không tan trong dầu và dễ dàng rửa sạch khỏi da. Tá dược này rất khó sử dụng nếu trong công thức bào chế không có nước. Vì thế, nó sẽ có hiệu quả như mong đợi khi người thầy thuốc yêu cầu một thuốc nồng độ bề mặt cao và hấp thụ qua da thấp. Ví dụ như thuốc kháng nấm và kháng sinh tại chỗ (mupirocin…) được điều chế trên cơ sở này.

Gel

Gel làm từ tá dược hòa tan trong nước với công thức có nước, propylene glycol và/hoặc các PEG với dẫn xuất cellulose hoặc carbopol. Một chất gel bao gồm các đại phân tử hữu cơ phân bố đều trong một mạng lưới chất lỏng trong suốt. Sau khi bôi, hợp chất nước cồn này sẽ bay hơi và chỉ có thuốc lắng đọng đặc tại đó. Điều này giúp thuốc giải phóng nhanh hơn mà không phụ thuộc vào độ tan trong nước của nó.

Gel rất thông dụng bởi vì tính trong suốt và dễ bôi cũng như loại bỏ. Chúng phù hợp để bôi với vùng mặt hoặc tóc vì sau khi bôi chỉ để phần còn lại ít. Tuy nhiên, chúng lại thiếu tính bảo vệ và làm mềm. Nếu chúng chứa nồng độ cồn hoặc propylene glycol cao thì sẽ có xu hướng khô và gây khó chịu. Gel đòi hỏi phải có chất bảo quản. Những công thức gel mới hiện nay có thể chứa chất giữ độ ẩm glycerin, chất làm mềm dimethicone. Hoặc polysaccharide hyaluronic acid có tính nhớt đàn hồi, chất có thể làm dịu bớt một số kích thích có liên quan đến bôi thuốc. Gel khan (không nước), với chất tá dược như glycerol, có thê được sử dụng cho các liệu pháp hòa tan kém như 5-aminolevulonic acid.

Microspheres (vi cầu) hoặc microsponges (vi bọt) được đưa vào trong một dạng gel nước. Thuốc trong dạng lưới này được tổng hợp thành các hạt xốp có đường kính 10- 25 pm. Các hạt này được tạo thành bởi methyl methacrylate và glycol dimethacrylate.

Bột nhão

Bột nhão chỉ đơn giản là sự kết hợp một nồng độ cao của bột (lên tới 50%) vào một loại thuốc mỡ như tá dược hydrocarbon hoặc nhũ tương nước-trong-dầu. Bột này không được hòa tan vào mỡ. Chúng luôn luôn “cứng” hơn thuốc mỡ ban đầu. Những loại bột thường được dùng là oxýt kẽm, hồ, calci cacbonat và bột talc. Chức năng bột nhão tập trung vào ảnh hưởng của thuốc như có thể ăn mòn hoặc gây kích thích (ví dụ nhu thuốc anthralin…). Chúng cũng thực hiện chức năng như rào cản chống thấm và được dùng như chất bảo vệ hay chống nắng. Bột nhão thì ít dầu mỡ như các thuố mỡ, chúng khô hơn và ít bít tắc hơn.

Chất lỏng

Chất lỏng có thể được chia ra thành dung dịch, nhũ tương (đã thào luận trong mục “thuốc mỡ”) và dạng tạo bọt.

Dung dịch

Thuốc dạng dung dịch bao gồm sự hòa tan của 2 hay nhiều chất được đồng nhất với nhau. Hoạt chất được pha trong tá dược ( thường là các dung môi lỏng) thành một chất lỏng đồng đều, không vón, không tủa. Tá dược lỏng thường là nước, cồn, các chất hòa tan dễ bốc hơi (ete, aceton, clorofoc, đôi khi dùng glycerin…). Các chất này ngấm mạnh, hydroalcoholic hoặc không nước dầu hay propylene glycol. Một ví dụ cho dung dịch thuốc là dung dịch muối aluminum acetate hay dung dịch Burow. Một dung dịch hydroalcoholic với nồng độ cồn cao xấp xỉ 50% được gọi là cồn thuốc.

Thuốc dán

Là một dung dịch dẻo không nước với ête và ethanol trộn vào nhau, sẽ được bôi trên da bằng một bàn chải mềm. Thuốc dán dẻo thêm thầu dầu và long não đã được sử dụng. Chẳng hạn đưa vào 10% acid salicylic thành chất bong sừng bạt vảy. Dầu xoa bóp là dung dịch không nước hoặc thuốc trong dầu hoặc dung dịch cồn của xà phòng. Dựa trên chất nền của dầu hoặc xà phòng, sẽ tạo thuận tiện khi bôi trên da với việc chà xát hay massage. Dầu xoa bóp có thể được dùng như thuốc kích thích giảm đau, chất làm se da, trị ngứa và thuốc giảm đau.

Nhìn chung dung dịch có tác dụng nông, nhất thời thường dùng trong giai đoạn cấp tính hoặc bán cấp.

Dung dịch trong nước

Tá dược thường dùng là nước cất, nên dùng loại nước cất mới chế, có độ pH trung tính, trong nhiều trường hợp còn dùng dung dịch đẳng trương so với huyết thanh người bệnh, muốn vậy cho thêm vào dung dịch một lượng natri clorua hoặc một muối trung tính khác, hoặc một chất đường (glucose, saccarose).

Với một số chất nước, không tạo thành dung dịch thực sự mà tạo thành dung dịch giả, còn gọi dung dịch keo (solutions colloidales) trong đó có những hạt vô cùng bé, treo lơ lửng trong dung dịch. Các chất dạng albumin và dẫn xuất các loại xà phòng, các chất màu hoà vào nước sẽ cho những dung dịch keo.

Dung dịch trong cồn

Thường dùng loại cồn 30-70°.

Dung dịch trong cồn lợi hơn dung dịch trong nước là ngấm sâu hơn và dễ bốc hơi hơn, nhưng nếu dùng loại cồn mạnh có thể gây kích thích da và khô da do tẩy mỡ quá nhiều.

Cồn được dùng để hoà tan một số muối khoáng, nhiều chất hữu cơ, thảo mộc, cồn làm cô đặc albumin có tác dụng sát trùng.

Một số dung dịch thường dùng
  • Dung dịch jarish gồm có: acid boric 20 gam, glycerin 40 gam, nước cất vừa đủ 1000 gam.
  • Dung dịch Milian gồm: xanh Metylen, tím Gentian, Rivanol, 1 g, cồn 70 độ 10 gam, nước cất vừa đủ 1000 gam.
  • Dung dịch Castellani: fuschin, acid boric 0,60 gam, acid phenic, aceton 1,0 gam, resocxin, cồn 70 độ 3,0 gam, nước cất 50 gam.
Một số cách sử dụng dung dịch
  • Đắp gạc: phủ lên vùng tổn thương 8-12 lớp gạc, liên tục tưới, nhỏ dung dịch thuốc vào do tạo môi trường ẩm ướt dung dịch thuốc trong vòng 24-72 h. Đắp gạc có tác dụng làm giảm viêm nề, chống sung huyết, chống chảy nước, sát khuẩn, chống ngứa, sạch mủ, bở vẩy tiết.
  • Gạc lạnh: cho chất thuốc vào nước đun sôi để nguội, dùng gạc thấm nước đó đắp lên độ 5-10 phút, 3-4 lần mỗi ngày, có tác dụng giảm viêm trong trường hợp viêm cấp tính, chảy nước nhiều như chàm cấp tính.
  • Gạc nóng: tẩm gạc bằng nước nóng đắp lên da, làm giãn mao mạch, tăng cường thực bào, dịu viêm nhiễm
  • Dung dịch dùng để bôi lên da có tác dụng sát khuẩn như dung dịch milian, dung dịch tím metin 1%
  • Ngâm, tắm: ngâm và tắm dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000 để điều trị bệnh da nhiễm khuẩn. Tắm bằng hơi lưu huỳnh tân sinh với tỉ lệ thích hợp điều trị ghẻ.
Hỗn dịch

Hỗn dịch là loại thuốc mà một loại bột được thêm vào nhằm tăng diện tích bề mặt của chất bay hơi. Với hiệu ứng đó, hỗn dịch hiệu quả cho cả da khô, ẩm và rỉ nước. Hỗn dịch nhìn chung bao gồm oxýt kẽm, bột talc, calamine, glycerol, cồn, nước với các tá dược và chất ổn định có thể được thêm vào. Hỗn dịch có xu hướng lắng cặn. Và đúng như cái tên của nó thì ta cần lắc trước khi sử dụng để đạt được thể vẩn đục đồng nhất. Ngoài ra, sau khi nước đã bay hơi hết khỏi thuốc thì thành phần bột có thể vón cục lại và trở nên dễ làm trầy da. Vì thế bệnh nhân cần được chỉ dẫn để loại bỏ các hạt còn lại trước khi dùng tiếp hỗn dịch.

Dạng tạo bọt

Bọt là chất lỏng ba pha bao gồm dầu, dung môi hữu cơ, nước và được giữ dưới áp suất trong các lon nhôm. Bọt được pha chế với chất đẩy hydrocarbon, hoặc butane hoặc khí propane. Mạng tinh thể bọt được hình thành khi các van được kích hoạt. Một khi tiếp xúc với da thì chúng sẽ vỡ ra và cồn bay hơi trong vòng 30s, sau đó để lại cặn tối thiểu ở trên da.

Thành phần cồn của bọt này hoạt động như một chất tăng cường thâm nhập thuốc, trong giây lát cồn làm thay đổi đặc tính rào cản của lớp sừng, qua đó tá dược lỏng có hiệu quả cao trong việc chuyển hóa một lượng hoạt chất. Khi so sánh nó với các tá dược lỏng trước đây phải phụ thuộc vào độ ẩm của không gian bào trong lớp sừng. Bọt không liên quan tới việc bị tăng tác dụng phụ và dường như bệnh nhân hài lòng hơn với công thức này. Đặc biệt cho các điều kiện vùng trị liệu ảnh hưởng như da đầu.

Sol khí

Sol khí tai chỗ có thể được sử dụng để giải phóng các thuốc trong công thức giống như dạng dung dịch, thể vẩn, nhũ tương, bột và thể nửa rắn. Sol khí đòi hỏi phải pha chế thuốc trong một dung dịch tinh khiết. Chất được phun ra là một hỗn hợp hydrocarbon không phân cực. Khi bôi cho vùng da bị trầy xước hoặc bị bệnh eczema thì sol khí không có sự kích thích như các dạng khác. Đặc biệt khi tổn thương da làm cho việc phun trực tiếp gây đau đớn hoặc khó chịu. Hơn nữa, sol khí phân phát thuốc như một lớp mỏng với một lượng nhỏ còn lại và phần không sử dụng không thể bị nhiễm bẩn.

Bọt sol khí được xem như tá dược lỏng mới cho việc truyền thuốc và thường được sử dụng cho việc truyền corticosteroid. Chẳng hạn như betamethson valerat và clobetasol propionate. Bọt này chứa thuốc với một chất nhũ tương được pha chế với một chất tạo bọt (có hoạt tính bề mặt), một hệ thống dung môi (như nước và ethanol) và một chất đẩy. Khi sử dụng, một mạng lưới tinh thể bọt được hình thành tạm thời, cho đến khi nó bị vỡ bởi nhiệt độ của da và lúc xoa bọt lên da. Những bọt có chất nền là cồn để lại lượng rất ít trong vài giây khi dùng. Dạng corticosteroid được pha chế trong một tá dược lỏng dạng bọt có hiệu lực tương đương khi so sánh với một lượng corticosteroid như vậy ở các tá dược lỏng khác. Sol khí sử dụng dễ dàng (đặc biệt với các vùng râu tóc) và bệnh nhân rất hài lòng. Nhưng khuyết điểm là tốn kém và có khả năng gây ảnh hưởng xấu về mặt sinh thái.

Một số thuốc khác

Thuốc hồ

Thành phần gồm hoạt chất và mỡ (vaselin và lanolin) nhưng có nhiều bột hơn. Thường tỉ lệ bột trong công thức hồ là 30%, 50%. Các loại bột thường dùng để pha chế thuốc hồ là: oxyd kẽm, amidon, kaolin, calci cácbonat, magiê cacbonat.

Tác dụng thoáng da hơn thuốc mỡ, không ngấm sâu bằng thuốc mỡ. Tác dụng làm giảm viêm, giảm sung huyết, chống ngưng tụ huyết. Làm khô da, không hạn chế sự bài tiết và bốc hơi ở da. Thường dùng cho tổn thương da ở giai đoạn bán cấp.

Thuốc kem

Có thể coi kem là một loại thuốc mỡ có thêm glycerin và nước. Thành phần gồm vaselin, lanolin, glycerin, stearat.

Có tác dụng mát da, bảo vệ da, độ ngấm vừa phải. Thường dùng dạng thuốc kem cho tổn thương da giai đoạn bán cấp.

Thuốc dầu

Chất pha trong tá dược là dầu olivơ, dầu lạc trung tính, dầu đu đủ tía, dầu vừng, có thể thêm bột 30 – 40%.

Tác dụng nông, dịu da. Dùng trong tổn thương cấp tính hoặc tổn thương nông.

Ngâm tắm

Sử dụng các dung dịch nói ở phần trên. Ngâm: thường dùng cho các tổn thương ở đầu chi, mỗi ngày ngâm 1-2 lần. Tắm cho trường hợp tổn thương toàn thân.

Độc tính của thuốc bôi tại chỗ

Ảnh hưởng tại chỗ

Tá dược lỏng hoặc các thành phần hoạt động của nó có thể gây ra độc tính tại chỗ tại vùng được bôi. Các tác động có hại tại chỗ thường nhẹ và có thể hồi phục được. Các tác dụng phụ thường gặp ở da bao gồm: kích ứng, dị ứng, teo da, có thể sản sinh hoặc kích thích quá trình hình thành mụn. Gây giãn mao mạch, ngứa, gây nhức nhối và đau đớn. Cơ chế của độc tính có thể đơn giản như làm khô lớp sừng. Ví dụ như loại bỏ bã nhờn và các loại dầu bởi các chế phẩm nhũ hóa). Hoặc liên quan đến một hiệu ứng phức tạp hơn trên các tế bào biểu bì hoặc hạ bì. Và bao gồm cấu trúc các tế bào này (đó là da, các phần phụ của da).

Tổn thương tại chỗ có thể xảy ra trực tiếp hoặc xung quanh vùng điều trị. Hơn nữa, sự kích ứng và sự phá huỷ có thể vẫn diễn ra ngay cả sau khi thuốc được ngưng điều trị. Thường các ảnh hưởng của việc điều trị do các hoạt chất trong thuốc che phủ hoặc điều trị ngay lập tức tác động của độc tố do đó ảnh hưởng cấp tính của độc chất trong quá trình điều trị chỉ thoáng qua. Ví dụ, quá trình viêm da tiếp xúc dị ứng do một chất bảo quản trong một thuốc bôi steroid có thể được che phủ bởi những tác dụng của steroid có trong thuốc đó.

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Sự kích ứng ít bị tác động bởi sự thấm thuốc mà phần lớn bị ảnh hưởng của nồng độ thuốc. Do đó, sự giảm nồng độ của thuốc kích ứng có thể giảm nguy cơ các tác dụng phụ. Tuy nhiên, sự thay đổi trong thành phần có thể giảm bớt hiệu quả điều trị của chế phẩm. Vì vậy, chế phẩm có nồng độ thuốc thấp thường được sử dụng với một khoảng thời gian dài hơn thông thường để đảm bảo hiệu quả trị liệu trong khi giảm thiểu tác dụng bất lợi; ví dụ việc sử dụng chế phẩm benzoyl peroxide 2% đến 5% tương phản với chế phẩm 10%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt, sự kích ứng da có thể là tác dụng chính của thuốc. Ví dụ, mặc dù không chỉ ra kết luận, khả năng của tác nhân điều hoà miễn dịch như imiquimod có thể dựa trên sự gia tăng đáp ứng miễn dịch bẩm sinh (viêm hoặc kích ứng)

Viêm da tiếp xúc kích ứng cơ năng (cảm giác) hoặc thực thể (chủ quan)

Bệnh nhân có thể cảm giác nóng hoặc cảm giác châm chích mà không cần bất kì dấu hiệu kích ứng da nào sau khi bôi thuốc điều trị tại chỗ. Một số hoạt chất có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng cơ năng trong những cơ địa có khả năng dễ mắc bệnh, ví dụ như tacrolimus, propylene glycol (chất giữ ẩm), benzoyl peroxide hydroxy acids, mequinol, ethanol, lactic acid, azelaic acid, benzoic acid, và tretinoin.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Trái ngược với kích ứng tại chỗ, sự hình thành viêm da tiếp xúc dị ứng phụ thuộc vào sự thẩm thấu tại vị trí bôi. Dị ứng xảy ra bởi quá trình nhận biết và trình diện kháng nguyên, sự hấp thu qua da của thuốc phải ở một mức độ mà có sự tương tác với các tế bào miễn dịch của da. Do đó, thuốc gây dị ứng tiếp xúc liên quan đáng kể nhất đến sự hấp thụ qua da. Trong một vài trường họp, dị ứng da có thể là phương thức điều trị, ví dụ việc điều trị của các bệnh nhân với u lympho tế bào T ác tính ở da với bôi nitrogen mustard tại chỗ. Từ đó tạo ra sự thay đổi trong các tế bào T ác tính từ tế bào T-helper (Th2) sang typ Th1 sản xuất cytokine, được tin là dẫn đến chết theo chương trình của tế bào T ác tính và sự suy thoái khối u.

Các u ác tính

Hiếm khi liệu pháp tại chỗ có thể dẫn đến tạo ung thư. Ví dụ, nguy cơ của các khối u thứ phát như ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào gai và ung thư biểu mô tế bào đáy, lentigo ác tính và ung thư tế bào hắc tố nguyên phát được báo cáo với việc sử dụng lâu dài của nitrogen mustard.

Ảnh hưởng khác: việc bôi corticosteroids tại chỗ lên da quanh mắt đã được báo cáo bao gồm đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Ảnh hưởng toàn thân

Con người phải nhận thức được khả năng nhiễm độc toàn thân từ các loại thuốc bôi tại chỗ. Mặc dù nhìn chung thuốc bôi tại chỗ an toàn hơn so với các loại thuốc đường uống khác, song thuốc bôi tại chỗ có thể dẫn đến nhiễm độc toàn thân từ nhiễm độc cơ quan đích (hệ thống thần kinh trung ương, tim, thận …), gây quái thai và gây ung thư từ các tương tác thuốc. Những ảnh hưởng này có thể liên quan đến chính bản thân các loại thuốc, các chất chuyển hóa của nó, hoặc thậm chí là một thành phần của tá dược.

Dược động học của các loại thuốc bôi tại chỗ có sự khác nhau đáng kể từ các dạng bào chế khác nhau. Một điều quan trọng cần được xem xét là thiếu sự chuyển hóa lần đầu qua gan của thuốc bôi tại chỗ. Điều này đặc biệt liên quan đến các thuốc như salicylic acid – một thuốc tương đối vô hại khi được đưa vào đường ruột nhưng có thể nhiễm độc hệ thần kinh trung ương khi bôi tại chỗ. Thêm vào đó, các tầng lớp tế bào sừng có thể hoạt động như một hồ chứa, có thể lưu trữ một lượng lớn các loại thuốc bôi, và một thời gian dài sau đó thuốc có thể giải phóng khuếch tán nhiều ngày, cung cấp thuốc ổn định vào hệ tuần hoàn.

Độc tính dưới da liên quan trực tiếp đến sự hấp thụ qua da. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ cũng ảnh hưởng đến độc tính: nồng độ của thuốc, tá dược của nó, việc sử dụng băng bịt, vị trí bôi trên cơ thể và diện tích khu vực điều trị, tần suất sử dụng, thời gian sử dụng và loại da bị bệnh. Ví dụ, 6% salicylic acid trong Eucerin được sử dụng trong 11 ngày điều trị bệnh vảy nến có liên quan tới chảy máu cam và điếc, trong khi nồng độ salicylic acid tương tự trong thuốc dạng cream tan trong nước được băng bịt trong 4 ngày điều trị viêm da (dùng cho vùng da có diện tích bề mặt cơ thể tương tự) có thể dẫn đến ảo giác. Tương tự ảnh hưởng của thuốc như khi sử dụng đường toàn thân, bệnh lý thận và gan, qua việc ảnh hưởng tới sự thanh thải của thuốc, cũng góp phần làm tăng nguy cơ độc tính thuốc.

Trẻ nhỏ có môt tỉ lệ diện tích bề mặt trên khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó nguy cơ nhiễm độc qua da lớn hơn người trưởng thành. Hiện tượng này đòi hỏi các loại thuốc thay thế, công thức thành phần và liều dùng, liệu trình dùng thuốc cho phù hợp với trẻ em có các bệnh da thường gặp. Các bệnh nhân bị bệnh da có ban đỏ cấp tính (ví dụ bệnh vảy nến hay viêm da dị ứng) có thể đòi hỏi sự điều trị trên vùng da lớn hơn trong một khoảng thời gian rút ngắn phù hợp. Những bệnh nhân này cũng có thể tăng liều lượng và tần xuất bôi như trong phản ứng ban đỏ. Cùng với khả năng làm tăng hấp thu của vùng da bị bệnh, thì khả năng tăng nhiễm độc toàn thân theo cấp số nhân, và do vậy việc giáo dục y tế cho bệnh nhân là rất quan trọng để ngăn ngừa hậu quả có hại. Để giảm nguy cơ nhiễm độc từ các loại thuốc bôi tại chỗ và tăng hiệu quả điều trị, nhiều thầy thuốc ủng hộ phương pháp điều trị toàn thân (như methotrexat, cyclosporin, có thể truyền hoặc tiêm các chế phẩm sinh học, hoặc liệu pháp chiếu tia cực tím) cho các bệnh nhân có diện tích tổn thương rộng.

Phản ứng nhạy cảm loại I

Trong một số trường hợp hiếm hoi, sốc phản vệ có thể xảy ra bởi việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ. Ví dụ, khi bôi thuốc lên da bị bệnh hoặc bị trầy xước, thuốc mỡ kháng sinh có thể gây ra loại phản ứng nhạy cảm tức thì (phản ứng loại I) ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Những phản ứng này biểu hiện tại chỗ sau đó gây ngứa toàn thân và có thể dẫn đến ngừng tim phổi. Nhiễm độc cấp tính không liên quan miễn dịch có kết quả từ các chất như thuốc trừ sâu và các chất độc hoá học chiến tranh nhanh chóng khuếch tán qua da và đến các cơ quan đích.

Các bệnh ác tính

Các chất ức chế calcineurin đường toàn thân được biết có liên quan với tăng nguy cơ U lympho và ung thư da không hắc tố. Tuy nhiên, việc sử dụng bôi tại chỗ các loại thuốc như vậỵ không liên quan đến ung thư. Thực tế, nguy cơ u lympho với việc sử dụng các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ đã được chứng minh trong nghiên cứu trên động vật cho thấy có nguy cơ tăng chỉ khi nồng độ trong máu cao hơn 30 lần so nồng độ thuốc sau khi bôi tại chỗ ở người. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tính hiệu quả và sự an toàn của các chất ức chế calcineurin bôi tại chỗ. Mặc dù có hơn 50 trường hợp u lympho được báo cáo, nhưng việc bôi các chất ức chế calcineurin có thể trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, việc biết thêm thông tin theo dõi rõ ràng để từ đó thiết lập hồ sơ an toàn lâu dài của nhóm thuốc này là cần thiết. Hai thử nghiệm dài hạn hiện đang được tiến hành có thế giúp giải quyết những mối quan tâm này.

Hệ thống nội tiết

Các corticosteroid tại chỗ hiếm khi gây ra ức chế hạ đồi – tuyến yên – thượng thận, chậm phát triển, tăng đường huyết, hội chứng giả Cushing (do việc điều trị gây ra) và hoại tử chỏm xương đùi. Các yếu tố làm tăng sự hấp thu thuốc có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng các tác dụng phụ. Do đó, việc giám sát phải được đảm bảo cẩn thận khi kê đơn thuốc bôi cho các vùng tổn thương có diện tích lớn, sử dụng corticosteroid mạnh kéo dài, cách dùng có băng bịt, corticosteroids hoạt lực cao, hoặc sử dụng cho các nhóm trẻ em có độ tuổi khác nhau (theo đúng sự gia tăng tỉ lệ giữa diện tích bề mặt da với khối lượng cơ thể của chúng).

Sự khuếch tán thuốc qua da, trái ngược với sự khuếch tán thuốc bôi tại chỗ, dùng thuốc bôi tại chỗ cũng thẩm thấu thuốc vào hệ thống tuần hoàn như liệu pháp điều trị toàn thân. Các miếng thuốc cao đắp thẩm thấu qua da đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt từ năm 1981 (scopolamin là loại đầu tiên) cho sự cung cấp 13 loại thuốc khác nhau, và đang cố gắng có thêm sự chấp thuận cho nhiều loại thuốc khác nữa. Miếng dán thường được sử dụng nhất là nitroglycerin và fentanyl. Ưu điểm của phương pháp này bao gồm việc giải phóng thuốc được kiểm soát, nồng độ thuốc trong máu ổn định, nhưng không có đỉnh huyết tương, và trong một số trường hợp, giúp cải thiện sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Những miếng dán này duy trì trên da 12 giờ đến 1 tuần. Mỗi miếng dán bao gồm một lớp giá nhựa chứa thuốc, cùng một lớp màng kiểm soát tốc độ giải phóng thuốc hoặc một hệ thống mạng lưới polymer với khả năng kiểm soát sự khuếch tán của thuốc, thành phần tiếp theo là một lớp kết dính với bề mặt da. Các chất kết dính được sử dụng phổ biến là acrylates, silicon, và polyisobutylenes. Các miếng dán đã được thí nghiệm và được chấp nhận sử dụng trên các vùng da đùi, mông, bụng dưới, trên cánh tay và ngực; việc áp dụng ở các vị trí khác có thể dẫn đến nồng độ thuốc trong máu thay đổi không đủ liều điều trị hoặc quá liều. Các tác dụng phụ của miếng dán bao gồm sự kích thích da tại chỗ và viêm da tiếp xúc dị ứng với chất kết dính hoặc với chính các loại thuốc đang sử dụng, và có thể cần có giai đoạn ngưng dừng thuốc và khi dùng thuốc lại thì gây viêm da tiếp xúc dị ứng.

Phương pháp điều trị tại chỗ là phương thức điều trị chính của các bác sĩ da liễu. Sự hiểu biết về tương tác giữa nồng độ thuốc, khả năng thâm nhập, hiệu lực, và tác dụng điều trị giúp các bác sĩ có khả năng tối đa hóa tính hiệu quả và khả năng dung nạp của thuốc khi dùng tại chỗ. Hiểu biết về độc tính tại chỗ và toàn thân cho phép lựa chọn liệu pháp an tòan thích hợp cho bệnh nhân và giảm thiểu tác động không mong muốn. Lựa chọn thích hợp các sản phẩm tại chỗ và giáo dục bệnh nhân về việc sử dụng thuốc thích hợp có thể tối ưu hóa kết quả điều trị.

Một số biệt dược thuốc bôi ngoài da thường dùng

Thuốc sát khuẩn

Dung dịch thuốc sát khuẩn dùng để ngâm rửa, đắp gạc các thương tổn da trợt loét, nhiễm khuẩn, chảy dịch, có mủ vẩy tiết như chốc, eczema cấp nhiễm khuẩn…

Dung dịch Rivanol l°/oo, dung dịch Jarish (có acid boric 3g, glycerin 40ml, nước cất 1000 ml) dung dịch Betadin, dung dịch NaCl 9%0, dung dịch KmnO4 1/4000, nước lá bàng, nước lá chè tươi.

Dung dịch thuốc màu dùng để bôi vào các tổn thương da trợt loét, nhiễm khuẩn: dung dịch tím metyl 1%, dung dịch xanh metylen 1%, dung dịch cestellani, dung dịch Milian.

Kem hoặc mỡ kháng sinh bôi vào các tổn thương bệnh lý căn nguyên do vi khuẩn, hoặc nhiễm khuẩn khi tổn thương đã se khô: mỡ Chlorocid 1%, mỡ Tetracylin 1%, kem Silverin, kem Fucidin, kem Mupirocin.

Thuốc trị ghẻ

Dầu DEP (diethylphtalat), kem Eurax, dung dịch Permethrin 1% dầu Benzyl benzoat 33%, dd kem Kwell, má diêm sinh 10% (cho trẻ em) 30% (cho người lớn).

Thuốc trị nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm kẽ chân

Cồn BSI 1,2,3%.

Cồn ASA, mỡ Benzosali (Whitefield).

Mỡ Clotrimazol 1%, kem Ketoconazole, kem Terbinafin, kem Miconazole.

Thuốc điều trị viêm da cơ địa, viêm da khác

Các dung dịch ngâm rửa, đắp gạc (đã nói ở trên) dùng cho eczema cấp trợt loét, chảy dịch, nhiễm khuẩn 3-5 ngày đầu.

Các dung dịch thuốc màu (đã nói ở trên) bôi các tổn thương trợt loét, nhiễm khuẩn 7-10 ngày đầu.

Hồ nước (thành phần oxyt kẽm, bột talc, glycerin, nước cất) mát da, giảm viêm, sát khuẩn làm khô tổn thương, che chắn bảo vệ vùng tổn thương, bôi ngày 2-3 lần dùng cho viêm da, eczema cấp.

Kem mỡ Corticoid: biệt dược kem Eumovat, kem Tempovate, Temproson, mỡ Flucinar, kem Benovate, mỡ Dermovate, mỡ Diproson, mỡ Celestoderm, Aristocort,… bôi eczema, viêm da giai đoạn bán cấp và mạn tính.

Kem mỡ Corticoid + kháng sinh: mỡ Diprogenta, mỡ Celestoderm- neomycin, mõ Flucort-N.

Kem mỡ Corticoid + kháng sinh + chống nấm.

Mỡ Gentrison, Triderm, mỡ Endix, mỡ Ecodax.

Thuốc trị trứng cá

Eryfhlid, Erythrogel, Dalacin T.

Metrogylgel, mỡ Panoxyl 2,5-5-10.

Kem Eclaran, Kem Retin A, mỡ Locacid, kem Erylik, kem Differin, kem Isotrex.

Thuốc trị vẩy nến

Mỡ Salicylic 2%, 3%, 5%.

Gouron, Coaltar.

Mỡ Corticoid chỉ nên dùng 1 đợt 20 – 30 ngày bôi ngày 1 lần không bôi kéo dài quá. Không bôi loại mạnh, không bôi diện tích quá rộng để tránh tác dụng phụ.

Mỡ Daivonex, Daivobet.

Tazaroten.

Thuốc bôi trị mụn cơm

Dung dich Duofilm, Collomark, Podophylin (chú ý bảo vệ vùng da quanh tổn thương bằng mỡ kẽm oxyde chẳng hạn, bôi thuốc đúng vào vùng tổn thương ngày 1 lần, tránh dây ra vùng da xung quanh gây trợt loét).

Thuốc bôi chống virus dùng cho herpes, zona

Kem, mỡ Acyclovir.

 Thuốc bôi điều trị rụng tóc liên quan androgen

Dung dịch Minoxidil.

Cồn Chloralhydrat salicylic 3%.

Thuốc bôi chống xạm da, nám má

Mỡ Leucodinin B 10%.

Kem Renova (bôi tối ngày 2 lần)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *